CHỉ đạo điều hành

Công điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Publish date 05/09/2024 | 17:29  | View count: 179

Ngày 05/9/2024, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện vừa ký Công điện số 04/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.

Thực hiện Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; Sáng ngày 03/9/2024 bão YAGI đã vượt qua đảo luzon (Philippines) vào khu vực bắc Biển Đông trở thành Cơn bão số 3 năm 2024. Hồi 04 giờ ngày 05/9/2024, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/h) giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h. Từ 72 giờ đến 96 giờ tiếp theo, bão số 3 suy yếu thành một vùng áp thấp, mỗi giờ đi được khoảng 15 đến 20 km.

Theo dự báo, từ ngày 07 - 09/9/2024, Thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa trung bình khoảng 200 - 300mm, có nơi trên 350mm.

Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai tục đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện yêu cầu các cơ quan, ban ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn, BCH PCTT&TKCN các xã, thị trấn, Công ty Điện lực Thường Tín, Xí nghiệp thủy lợi Hồng Vân, Hạt Quản lý đê số 6 triển khai một số nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với bão số 3. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để thông báo, hướng dẫn kịp thời, cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

2. Căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Chú trọng tập trung đến các phương án phòng, chống úng, ngập, phương án phòng chống cắt tỉa, giải tỏa cây đổ ứng phó với mưa to, gió lớn; phương án phòng chống nhà cửa, công trình, biển báo đảm bảo an toàn về người, tài sản các hoạt động sản xuất của Nhân Dân; phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai; phương án hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hiệu quả khi có thiên tai sự cố xảy ra.

3. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình tiêu thoát nước, các khu vực dân cư để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra. Sẵn sàng sơ tán, có phương án đảm bảo an toàn đối với người dân khu vực nguy hiểm, khu vực ven sông, khu vực trũng, nơi có nguy cơ sạt lở đất.

4. Chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với Đài truyền thanh cấp xã tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kĩ năng ứng phó với dông lốc, sét, mưa đá, lũ, sạt lở đất và ngập úng cụ bộ. Tâp trung vào các nội dung: Biện pháp trú, tránh đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai; thông tin, cảnh báo nguy hiểm, phòng tránh đuối nước, điện giật; biện pháp gia cố, che chắn, bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.

5. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến mưa lũ để kịp thời khắc phục, xử lý sự cố thiên tai, kịp thời báo cáo tình hình thiên tai, kết quả thực hiện về UBND huyện theo quy định.

BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN

  Phóng sự ảnh

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh