KỶ NIỆM 70 NĂM ĐẢNG BỘ THƯỜNG TÍN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

THƯỜNG TÍN: VÙNG ĐẤT DANH HƯƠNG, MIỀN QUÊ ĐÁNG SỐNG
Publish date 26/08/2024 | 21:42  | View count: 372

Thường Tín không chỉ nổi danh là mảnh đất khoa bảng, giàu truyền thống lịch sử mà còn là “đất trăm nghề”, chất chứa những dấu ấn văn hóa qua ngàn năm lịch sử. Trong dòng chảy lịch sử, nằm trên con đường thiên lý, các thế hệ người dân Thường Tín luôn gìn giữ, bồi đắp những giá trị tốt đẹp, phát huy nội lực để xây dựng quê hương trở thành vùng quê đáng sống, đặc biệt trong “sóng gió” đô thị hóa của một thời đại phát triển mới.

Thành công mới từ những hướng đi mới

 

Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa với tốc độ “chóng mặt” và những xu thế phát triển mới như nông nghiệp đô thị, công nghiệp văn hóa, đặt ra những đòi hỏi mới. Xác định thách thức cũng là cơ hội phát triển, Thường Tín đã huy động mọi nguồn lực, xây dựng nông thôn mới phù hợp với vị thế và nguồn lực của “đất trăm nghề”, thu được nhiều thành công với những dấu ấn riêng.

Đi dọc những con đường trên các xã: Hồng Vân, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Khánh Hà…  mỗi người đều có thể cảm nhận về những thay đổi lớn lao trong chương trình xây dựng nông thôn mới, với những ngôi nhà khang trang, những con đường nối dài hàng cây xanh mát, những đường hoa rực rỡ sắc màu... phơi phới lòng người.

Ảnh: Tuyến đường hoa tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín

 

Xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ gìn bản sắc, bảo vệ môi trường, Thường Tín tập trung nguồn lực đầu tư theo hướng hiện đại hóa nông thôn, nông thôn xanh, nông thôn trong thành ph

Coi giao thông là đòn bẩy cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, từ năm 2021 - 2024, Thường Tín đã huy động nhiều nguồn lực để xây mới, duy tu, nâng cấp, cải tạo khoảng 82,11 km đường giao thông nông thôn. Đường trục xã, liên xã, liên thôn, liên xóm được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; đường ngõ, xóm đường trục chính nội đồng được bê tông hóa, cứng hóa… đạt 100%.

Từ hạ tầng giao thông, các quy hoạch vùng kinh tế từng bước được định hình từ khu vực làng nghề đến vùng đất bãi, qua đó đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, 6 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 12.180 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023; tổng giá trị thương mại - dịch vụ đạt 10.102 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 992 tỷ đồng, tăng 3,0 % so với năm 2023… Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao, thu nhập bình quân trên địa bàn đạt 74 triệu đồng/người/năm…

Để văn hóa là nền tảng, là động lực phát triển, Thường Tín đã tập trung các nguồn lực để “đánh thức” tiềm năng của miền đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề; gắn gìn giữ, bảo tồn với phát huy, phát triển, nhất là xây dựng các điểm du lịch thu hút du khách, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tiêu biểu là điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân.

Đến nay, huyện đạt 9/9 tiêu chí chuẩn nông thôn mới như: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi và phòng, chống thiên tai, điện, y tế - văn hóa - giáo dục, kinh tế, môi trường, chất lượng môi trường sống, an ninh trật tự và hành chính công... Thường Tín cũng có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 60,7%) và thị trấn Thường Tín đạt chuẩn văn minh đô thị. Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, Thường Tín không nằm trong kế hoạch ban đầu nhưng với kết quả đạt được khả quan, từ đầu năm 2024, huyện đã đăng ký với thành phố hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024 và đã đạt được kết quả tích cực.

 

Nâng cao tiêu chí phát triển nông thôn bền vững

 

Hơn 13 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Thường Tín đã đạt và vượt mục tiêu đề ra trước 01 năm, tạo ra bức tranh nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, nông thôn trong lòng thành phố với nhiều sắc màu. Từ những nền tảng đã đạt được, Thường Tín tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới với một quyết tâm cao hơn, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững; hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; môi trường sinh thái trong lành; phát huy bản sắc văn hóa làng quê… Qua đó không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Phát huy nguồn lực của đất “trăm nghề” trong bối cảnh phát triển mới, Thường Tín sẽ tập trung thúc đẩy Chương trình OCOP, mở hướng đi mới cho các sản phẩm làng nghề; đồng thời phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ theo chuỗi giá trị. Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới nâng cao của 17 xã, xây dựng kế hoạch, lộ trình xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tổ chức đánh giá, rà soát, đối chiếu tiêu chí nông thôn mới nâng cao đối với 11 xã còn lại.

Ảnh: Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2023

Trên con đường “không có điểm dừng”, phía trước vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Thời gian tới cùng với việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân, Thường Tín sẽ tập trung các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành tổ chức triển khai của chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu. Mặt khác, từ thế mạnh của vùng đất giàu truyền thống văn hóa - “đất danh hương, huyện anh hùng”, Thường Tín tiếp tục đầu tư, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch làng nghề gắn với văn hóa, lịch sử; từng bước định hình sản phẩm công nghiệp văn hóa của địa phương.

Trên cơ sở những thành công từ phương châm lấy quy hoạch làm nền tảng, gắn quy hoạch của huyện với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Một ưu tiên trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025 của Thường Tín là triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối Đông - Tây để kết nối các vùng, phát triển sản xuất theo quy hoạch chung đã được thành phố duyệt. Thường Tín mong muốn và đang đề xuất thành phố quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện, trục chính đô thị.

Để thu hút các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, Thường Tín sẽ đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Và để song hành cùng xu thế phát triển, Thường Tín sẽ tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số đặt nền tảng mới cho công tác quản lý và phát triển kinh tế số trên địa bàn.

Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Là đất “danh hương”, Thường Tín có thế mạnh riêng để phát triển công nghiệp văn hóa, thúc đẩy kinh tế du lịch. Tuy nhiên, để giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí văn hóa thì việc tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao trên địa bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hy vọng thời gian tới, cùng với việc tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao xây dựng gia đình, dòng họ, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa, Thường Tín sẽ sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục đồng bộ của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, tạo lập cơ sở mới cho hoạt động văn hóa, thể thao của người dân trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực, tạo khâu đột phá trong việc phát triển hạ tầng xã hội nông thôn, chú trọng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, để nâng cao thu nhập và mức sống của người dân là “chìa khóa” thành công của Thường Tín.

Minh Huyền

Báo Hà Nội mới

  Phóng sự ảnh

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh