XÃ, THỊ TRẤN
Xã Lê Lợi nằm ở giữa huyện, có diện tích tự nhiên là 5,09 km2, dân số 8.415 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Chương Dương, phía Nam giáp xã Tô Hiệu, xã Thống Nhất; phía Đông giáp sông Hồng, bên kia sông là các xã Tứ Dân, Tân Châu của huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp xã Quất Động, xã Thắng Lợi.
Tháng 4/1946, các thôn Hà Vỹ, Từ Vân, An Cảnh hợp nhất thành xã Vân Yên Hà. Năm 1948, xã Vân Yên Hà hợp nhất với xã Phúc Bình (gồm các thôn Bất Một Thượng, Phương Cù, Kiều Thị, Đống Xung, Đào Xá, Hướng Dương, Hướng Xá) và xã Vũ Lăng (gồm các thôn Khoái Nội, Khoái Cầu, Bình Lăng, Mai Xá, Bất Một Hạ) thành xã mới, lấy tên là xã Lê Lợi mở rộng. Sau cải cách ruộng đất năm 1956, xã Lê Lợi mở rộng được tách thành 2 xã: Thắng Lợi và Lê Lợi. Xã Lê Lợi gồm 03 thôn như ngày nay.
Xã nằm bên hữu ngạn sông Hồng nên phát triển về đường thủy; gần hệ thống đường tỉnh lộ; các đường liên xã, liên thôn thường xuyên được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để xã Lê Lợi phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhân dân xã Lê Lợi sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi. Trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, xã Lê Lợi phát triển một số nghề thủ công như: thêu ren, làm đồ gỗ, mây tre đan, nghề làm mâm cỗ, thùng đựng nước mắm. Ở Hà Vỹ, nhân dân phát triển nghề sơn thếp, sản xuất các loại rương, hòm. Nhân dân Lê Lợi phát triển nghề buôn bán. Xã có 3 chợ: hai chợ rau quả thực phẩm ở Từ Vân, Hà Vỹ và một chợ gia cầm ở Hà Vỹ - chợ trung tâm buôn bán gia cầm của huyện và thành phố Hà Nội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp còn 18%; sản xuất thủ công nghiệp chiếm 35%; dịch vụ thương mại chiếm 47%.
TIN TỨC - SỰ KIỆN
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Phòng chống cháy nổ, tội phạm
- Phòng Chống tham nhũng
- Kỷ niệm 190 năm Huyện Thường Tín
- Hướng tới Đại hội đảng toàn quốc
- Công khai ngân sách
- Quy hoạch, xây dựng đô thị
- 70 năm đảng bộ thường tín
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đầu tư công
- Thông tin tuyển dụng
- An toàn thực phẩm
- Người tốt việc tốt