Di tích lịch sử - làng nghề truyền thống

Phát huy tiềm năng kinh tế làng nghề gắn với du lịch, thăm quan trải nghiệm

Với lợi thế là “đất trăm nghề” và bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, huyện Thường Tín có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch sinh thái, thăm quan trải nghiệm.

Chùa Đậu- Ngôi chùa cổ và Bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

Chùa Đậu- có tên chữ là Thành Đạo Tự hoặc Pháp Vũ Tự. Chùa toạ lạc tại địa phận làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

Làng nghề trồng đào, cây cảnh thôn Đông Thai, xã Vân Tảo được công nhận làng nghề truyền thống Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

Đình Nhuệ Giang, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín - Di tích lịch sử cấp thành phố

Theo lời kể của các cụ cao niên, đình Quang Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được khởi dựng từ thời Lê. Song, hiện không có tư liệu đích xác về thời điểm ban dầu khi ngôi đình xuất hiện. Tuy nhiên, căn cứ vào một số hiện vật có niên đại thời Lê trung hưng như sắc phong, bản sớm nhất còn lại tại đền hiện nay có niên đại Cảnh Hưng 44, tức năm 1783, cuối thế kỷ 18. Như vậy, ít nhất có thể khẳng định chắc chắn ngôi đình này đã có mặt tại đây vào thế kỷ 18.

Đình Quang Hiền, xã Hiền Giang - Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Theo lời kể của các cụ cao niên, đình Quang Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được khởi dựng từ thời Lê. Song, hiện không có tư liệu đích xác về thời điểm ban dầu khi ngôi đình xuất hiện. Tuy nhiên, căn cứ vào một số hiện vật có niên đại thời Lê trung hưng như sắc phong, bản sớm nhất còn lại tại đền hiện nay có niên đại Cảnh Hưng 44, tức năm 1783, cuối thế kỷ 18. Như vậy, ít nhất có thể khẳng định chắc chắn ngôi đình này đã có mặt tại đây vào thế kỷ 18.

Đình Tổng La Phù, Di tích cấp Quốc gia

Đình Là là ngôi đình của tứ dân La Uyên, Phúc Trại, Thọ Ngãi, Mai Hồng (xã Tân Minh) và Mai Sao (xã Nguyễn Trãi), tổng La Phù, huyện Thượng Phúc xưa (nay thuộc xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội), xây dựng nên cách đây gần năm thế kỷ. Đình vẫn được gọi theo tên tổng là đình La Phù.

Đình Nhân Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín - Di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật

Đình Nhân Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội tọa lạc trên một thế đất đẹp, trung tâm của làng, thuận tiện cho mọi người đến chiêm bái. Đình Nhân Hiền là một công trình văn hóa nghệ thuật vừa đẹp, vừa linh thiêng lại hết sức gần gũi với quần chúng nhân dân. Sự xuất hiện của đình cùng với câu chuyện về vị Thành hoàng là một dấu mốc cho một thời kỳ lịch sử đã qua. Cùng với hệ thống đình, chùa, miếu của Thủ đô, đình Nhân Hiền góp phần tạo nên nét đẹp riêng trong bản sắc văn...

Đình Nghè, thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín - Di tích kiến trúc, nghệ thuật.

Đình Nghè nằm ở xóm 3, thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, là một trong những di tích lịch sử văn hóa có niên đại sớm tồn tại cho đến nay. Di tích có bề dày lịch sử hàng trăm năm, với 2 chức năng: phụng thờ và tưởng niệm vị thành hoàng làng có công với dân, với nước theo tín ngưỡng dân gian, nơi tổ chức những sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư.

Chùa Pháp Vân, ngôi chùa linh thiêng của huyện Thường Tín

Chùa Pháp Vân, thôn Văn giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội là một ngôi cổ tự linh thiêng, được xây dựng năm 1074, triều vua Lý Nhân Tông; qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn….được phong tặng 24 đạo sắc.

Làng Trát Cầu gìn giữ và phát huy làng nghề truyền thống trở thành “thủ phủ” chăn ga gối đệm lớn nhất cả nước

Làng Trát Cầu, xã Tiền Phong nằm ở phía Tây huyện Thường Tín, Hà Nội. Làng Trát Cầu là một trong những làng nghề có truyền thống hàng trăm năm và được xem là “thủ phủ” chăn ga gối đêm lớn nhất cả nước. Nhờ chủ động, nhạy bén chuyển hướng, bắt nhịp với xu thế của thị trường trong thời kỳ hội nhập, làng nghề Trát Cầu ngày càng phát triển. Qua đó, đem lại thu nhập cao cho người dân; góp phần bảo tồn gìn giữ giá trị của làng nghề truyền thống; đồng thời, góp phần xây dựng xã Tiền Phong ngày càng...

Hòa Bình đón nhận Quyết định điểm du lịch làng nghề lược sừng Thụy Ứng

Làng nghề lược sừng Thụy Ứng đã được UBND Thành phố công nhận là Điểm du lịch của Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 4072/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022. Đây là xã thứ 3 của huyện Thường Tín được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô.

Lễ đón nhận bằng Di tích cấp Thành phố Đình - Đền thôn Quất Tỉnh, xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội

Sáng ngày 4/9/2022, Đảng ủy - HĐND - UBND xã Quất Động tổ chức lễ đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đình - Đền Quất Tỉnh, xã Quất Động.

Soạn giả Dương Bá Cung: Tác giả cuốn “Ức Trai di tập”

Dương Bá Cung (1795-1868), hiệu là Cấn Đình, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Thuở nhỏ tên là Dĩnh, sau mới đổi là Bá Cung, sinh ngày 12 tháng 9 năm Ất Mão (1975) đời Tây Sơn. Nhà ông cũng là khoa bảng; khoa Quý Mùi (1973) đời Cảnh Hưng, đã có người trúng hương thí. Ông Cung đỗ sinh đồ (tú tài) khoa Kỷ Mão (1981) đời Gia Long, sau đó ra làm quan.

Lương Văn Can: Sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Lương Văn Can sinh năm 1845 tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Tiến sĩ Dương Trực Nguyên: Vị đại thần trung quân, ái quốc, thương dân

Tiến sĩ Dương Trực Nguyên (1457 – 1509), là người làng Thượng Phúc, xã Thượng Phúc, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay là làng Hòe Thị, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Di tích Đình, Đền, Chùa Đào Xá –Nét cổ kính không gian tâm linh làng quê Việt Nam

Làng Đào Xá, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội mang nét cổ kính, thâm trầm, bạc màu thời gian. Có lẽ vì thế nơi đây là không gian tâm linh bao gồm cả Đình, Đền, Chùa nằm trong một quần thể, nơi gửi gắm ước vọng của người dân về một cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Tín ngưỡng và lễ hội truyền thống ở huyện Thường Tín

Thường Tín nằm ở phía Nam Kinh thành Thăng Long - Hà Nội, là nơi tiếp nhận, lưu giữ và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Gắn liền với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống ở Thường Tín mang đậm màu sắc dân gian, tiêu biểu cho văn hóa phía Nam Thăng Long - Hà Nội.

Thường Tín miền đất danh hương

Tục ngữ Hà Đông xưa có câu: “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Bốn làng này thuộc Quận Nam Từ Liêm, Quận Hà Đông, huyện Hoài Đức và Quận Cầu Giấy, được gọi là danh hương bởi có tiếng là đất văn vật, có nhiều người hiển đạt, làng quê trù phú, thịnh vượng. Cũng hàm nghĩa ấy, Cao Bá Quát (1809 – 1855) đã ngợi ca vùng đất Thường Tín ở phía nam Hà Nội trong bài thơ “Tiễn bạn Trúc Khê đi nhậm chức ở Thường Tín”: Văn nhã danh hương cổ hữu vân (xưa là đất văn vật, có tiếng).

Văn Từ Thượng Phúc nơi thờ các nhà khoa bảng của miền đất danh hương

Theo cuốn sách “Các Nhà Khoa bảng, thi thức, nghệ nhân tiêu biểu huyện Thường Tín, giai đoạn 1075-2015”, huyện Thường Tín có 68 Nhà khoa bảng được vinh danh trong sử sách. Là huyện có nhiều nhà khoa bảng nhất Thành phố Hà Nội. Xưa kia, Thường Tín có một Văn Từ Thượng Phúc là nơi thờ các bậc hiền tài khoa bảng thủa xưa của huyện do Tiến sỹ Dương Công Độ xây dựng vào năm 1695.

Đình Hà Hồi di tích lịch sử - nghệ thuật kiến trúc

Hà Hồi là xã ở phía đông bắc huyện Thường Tín. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Hà Hồi thuộc tổng Hà Hồi, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Nhắc đến xã Hà Hồi phải nói đến ngôi đình cổ nằm trong trung tâm xã - đình Hà Hồi, là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc bộ còn tồn tại đến ngày nay. Đình được xây dựng cách đây khoảng hơn 400 năm vào thời nhà Lê, thế kỷ XVI.