LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Đền An Lãng thuộc thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín. Đây là nơi thời Liên Hoa công chúa thời Hùng Vương.
Kiến trúc mặt bằng tổng thể khu di tích theo kiểm chữ đinh bao gồm tòa Đại bái và Hậu cung. Từ sâu đền lên Đại bái được xây bậc tam cấp. Quanh tường Đại bái được xây bằng gạch cổ, hai đầu hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Nội thất được chia làm ba gian, kết cấu kiến trúc theo hình thức bốn hàng cột gỗ và vì nóc kiểu chồng rường, hai bộ vì áp dốc làm theo hình thức giá chiêng.
Vào năm Duy Tân thứ 9, Ất Mão niên (1915) đền được trùng tu lớn. Trong quá trình tu sửa một số hoạt tiết trang trí thời hậu Lê, đầu thời Nguyễn vẫn còn được giữ lại. Đại bái đền còn bốn bức cốn trang trí đề tài “độc long” với thân rồng uốn lượn, đầu chầu vào Hậu cung. Các bức cốn ngoài chạm khắc “mai hóa rồng”, “cúc hóa” với những đường nét uyển chuyển sinh động. Trên các kẻ có quả đào biểu tượng cho sự khát vọng giàu sang phú quý, quả lựu mong muốn đông đúc cháu con…
Trong Hậu cung đền An Lãng được xây dựng liên hoàn với Đại bái tạo thành kiểu chữ đinh. Hạng mục này gồm ba gian nhà dọc, trong đó có hai gian Trung cung, một gian Hậu cung. Hậu cung có hai cửa nhỏ, phía trên là bức cốn chạm nổi khối chim phượng – biểu tượng của sức mạnh vũ trụ và quý phái. Đáng chú ý là những mảng đục chạm trang trí trên cốn của vì khèo sát đốc Hậu cung có chạm nổi họa tiết và rồng chầu nghê đối xứng nhau. Rồng được thể hiện theo phong cách miệng loe, mắt lồi, có tai dơi và râu tóc phủ dãy những dao mác tia lửa. Dưới câu đầu có những dư hình đầu rồng, trên thân phủ đầy họa tiết đao mác thẳng nghệ thuật điêu khắc của thời hậu Lê.
Hậu cung ở đền An Lãng là nơi thâm nghiêm nhất của công trình. ở bốn cột cái phía trong người xưa đã làm một ban thờ có sàn gỗ cách mặt nền 1,4m. Trên sàn là ban thời bài trí long ngai bài vị thờ nữ thần là thần thành hoàng của làng.
Theo thần tích, đền An Lãng thờ Liên Hoa công chúa (thời Hùng Vương – Thành hoàng chính vị). Bà là con gái của vua Hùng Định Vương. Một lần đến khu Yên Lạng (tên cổ của An Lãng) thấy địa hình đẹp, công chúa gặp dân làng và sai lập một hành cung. Một thời gian sau công chúa mất, nhân dân An Lãng xin vua cho phép dựng một ngôi đền thờ cúng và suy tôn làm Thần thành hoàng vị phúc thần của làng. Từ đó, về sau các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam đều phong sắc cho dân làng thờ tự. Trải qua nhiều đời, khu đền thường xuyên được tu bổ, tôn tạo cho đến ngày nay.
Xã Văn Tự
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Phòng chống cháy nổ, tội phạm
- Phòng Chống tham nhũng
- Kỷ niệm 190 năm Huyện Thường Tín
- Hướng tới Đại hội đảng toàn quốc
- Công khai ngân sách
- Quy hoạch, xây dựng đô thị
- 70 năm đảng bộ thường tín
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đầu tư công
- Thông tin tuyển dụng
- An toàn thực phẩm
- Người tốt việc tốt