LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Đình Khoái Cầu thuộc thôn Khoái Cầu, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín. Làng này có tên nôm gọi là làng Khoai.
Trung Thành phổ tế đại vương vốn là thủy thần ngã ba sông Lương. Ở ven sông nhiều nơi thờ ông. Đời vua Đường Cao Tông, thấy cảnh núi sông tươi đẹp bèn thắp hương khấn bái. Đêm về thấy thần nhân xưng danh là Thổ Lệnh và Thạnh Khanh. Sau khi thử tài nghệ, Thường Minh sợ rồi tô tượng người trong mộng mà thờ. Đến đời Lý Thái Tông, vua nước Đại Việt ta phong mỹ tự là Trung Thành đại vương.
Linh Lang đại vương là con của Trần Thánh Tông và Hoàng hậu Minh Đức. Hoàng hậu được thần báo mộng về sau sinh ra một bọc. Thấy lạ hoàng cung cho vứt bỏ ra đường. Bọc vỡ bên trong là một cậu bé khôi ngô. Lớn lên hoàng tử thích giao du, am hiểu văn chương, võ nghệ. Khi giặc Mông cổ mang quân xâm lược nước ta, Hoàng tử xin vua cha cho cầm quân cự giặc ở Bình Than. Mạn Trù và nhiều trận khác, lập được nhiều chiến công. Thắng giặc Nguyên Mông, ông được phong là “Dân Đàm đại vương” năm ấy, ông 36 tuổi. Ngày mồng 8 tháng 8 tự nhiên, không bệnh tật mà ông mất. Nhà vua cho lập miếu thờ gọi là “Linh Lang thánh tử”.
Theo lời kể của những người cao tuổi, được biết đình Khoái Cầu được xây dựng từ lâu đời, quy mô khá to lớn bao gồm Hậu cung, Tiền tế, Đại bái, Tả - Hữu mạc. Trong đình có nhiều di vật quý, đặc biệt có một con voi đồng, đúc nặng khoảng 1 tấn. Năm 1947, theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, nhân dân đã ủng hộ nhà nước để đúc đạn. Cùng vào những ngày kháng chiến ác liệt, giặc Pháp đã tràn vào đốt phá trong làng và ngoài đình. Tòa Đại bái bị phá. Gần đây, nhân dân mới tu bổ lại. Kỹ thuật tu bổ thiên về bền chắc, bào trơn đóng bén. Tuy vậy ở các đấu câu đầu… đều được chạm trổ lá lật, lá đồng, hoa lá cách điệu. Di vật quý còn một cổ kiệu bát cống sơn son thếp vàng thời Nguyễn cùng một số đồ tế tự thời Lê. Hậu cung vẫn còn là một hạng mục kiến trúc cũ thời Nguyễn, được xây dựng theo hình thức 2 tầng 8 mái. Các mái được xây cuốn vòm, trên lợp ngói ri cổ, trên bờ nóc đắp nổi “Lưỡng long chầu nguyệt”. Phần cổ diêm phía mặt tiền đắp nổi 3 chữ Hán lớn “Đối tại thiên” nghĩa là sừng sững giữa trời – ý nghĩa bao hàm công đức của hai vị thánh mà dân làng thờ phụng, vừa hàm chứa sự tồn tại của công trình với thời gian. Vì vậy nhìn ở góc nào cũng thấy tòa Hậu cung cổ kính và đồ sộ. Đặc biệt dưới nền Hậu cung là một hầm bí mật nuôi dấu cán bộ kháng chiến chống Pháp. Vì những giá trị lịch sử và văn hóa ấy, năm 1995, đình Khoái Cầu đã được công nhận bằng di tích lịch sử.
Xã Thắng Lợi
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Phòng chống cháy nổ, tội phạm
- Phòng Chống tham nhũng
- Kỷ niệm 190 năm Huyện Thường Tín
- Hướng tới Đại hội đảng toàn quốc
- Công khai ngân sách
- Quy hoạch, xây dựng đô thị
- 70 năm đảng bộ thường tín
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đầu tư công
- Thông tin tuyển dụng
- An toàn thực phẩm
- Người tốt việc tốt