LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Tên thường gọi là chùa Pháp Vân thuộc thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Di tích được xây dựng ở phía Tây của làng và cạnh đường quốc lộ 1A.
Năm 1947, do tiêu khổ kháng chiến, chùa Pháp Lôi đã mất. Hiện chỉ còn ngôi chùa Pháp Vân này.
Chùa Pháp Vân thuộc thôn Văn giáp là một công trình kiến trúc quy mô to lớn theo kiểu “nội công ngoại quốc”, bao gồm các hạng mục kiến trúc: Gác chuông, Bái đường, Thượng điện, nhà Tổ và hai dãy hành lang.
Chùa được xây dựng nhìn về hướng Nam. Phía trước và xung quanh có vườn, ao nội tự rợp bóng cây lưu niên và cây ăn quả. Gác chuông được xây dựng theo kiểu hai tầng tám mái, dài 21m, rộng 9m. Kết cầu kiến trúc theo kiểu thức bốn hàng chân gỗ và vì nóc kiểu chồng rường. Hạng mục công trình này làm vào thời Nguyễn. Nơi đây treo một quả chuông lớn, được đúc năm Tự Đức thứ 7 (1854).
Tòa Bái đường được xây dựng sớm hơn gác chuông và chia làm 3 gian, các bộ vì làm theo kiểu thức chồng rường phong cách thế kỷ XVIII. Bái đường nối với Thượng điện bằng nhà dọc ống muốn tạo thành kiến thức chữ công cho tổng thể ngôi chùa.
Thượng điện cũng được chia làm 3 gian. Gian chính giữa trên bệ thờ có một khám lớn, được làm theo kiểu mui luyện sơn mài, khảm trai. Trong khám đặt pho tượng chính của chùa – tượng Pháp Vân. Tượng Pháp Vân được tạo tác bằng gỗ, sơn màu cánh gián, cao 1m30 ở tư thế ngồi, tạc theo kiểu Phật Bà, mặt trái soan cổ cao ba ngấn, mặc yếm, có giải khăn thắt lưng kết múi phía trước, đầu tượng đội mũ kim Phật, tất cả các chi tiết ấy đều có tính ước lệ mang phong cách nghệ thuật dân gian. Làng Văn Giáp có nghề sơn cổ truyền. Để sơn pho tượng này, người ta đã pha sơn theo tỷ lệ: 3 phần nhựa sơn sống, 1 phần nhựa cây thông và một chút phèn đen. Các chất đó được đun sôi và sơn nhiều lớp lên tượng với một kỹ thuật riêng. Tượng đặt ngồi trên ngai, bên phải có phủ gấm.
Năm Hoằng Định thứ 17 (1616) chùa được tu sửa. Năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) sửa lại tòa Thượng điện. Đặc biệt, bệ tượng được đặt giữa Thượng điện, xung quanh thoáng rộng để tín đồ khí “chạy đàn” có thể vừa đi vừa tụng niệm quanh tượng.
Hàng năm, ngày 8/4 âm lịch, hội chùa Pháp Vân được tổ chức rước kiệu rất đông vui. Tín đồ phật tử ở các chùa thờ Tứ pháp và các chùa làng đều đến dự lễ hội.
Xã Văn Bình
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Phòng chống cháy nổ, tội phạm
- Phòng Chống tham nhũng
- Kỷ niệm 190 năm Huyện Thường Tín
- Hướng tới Đại hội đảng toàn quốc
- Công khai ngân sách
- Quy hoạch, xây dựng đô thị
- 70 năm đảng bộ thường tín
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đầu tư công
- Thông tin tuyển dụng
- An toàn thực phẩm
- Người tốt việc tốt