Tin Xã, thị trấn

Xã Vân Tảo, Hồng Vân, Tô Hiệu bế giảng các lớp nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn
Ngày đăng 15/09/2022 | 09:30  | View count: 453

Trong 2 ngày 12-13/9, Phòng Kinh tế huyện phối hợp Hội LHPN xã Vân Tảo và Hồng Vân tổ chức bế giảng lớp nâng cao tay nghề may và mây tre đan cho 35 hội viên phụ nữ của 2 xã.

Trong thời gian hơn 3 tháng học nghề, các học viên của xã Vân Tảo đã được trang bị kiến thức cơ bản về phương pháp  đo, tính vải, vẽ, cắt may và thực hành trên từng loại thiết bị máy may, trên tất các chất liệu vải. Ngoài ra, các học viên còn được cập nhật nhiều kiến thức mới để nâng cao tay nghề trong quá trình may, giúp mở rộng thêm khả năng tư duy sáng tạo trong quá trình học tập.

 

* Đối với xã Hồng Vân, qua 3 tháng đào tạo, 35 học viên đã được các giảng viên là ông Lê Đình Vượng và bà Phạm Thị Cúc là những người đã gắn bó và có tay nghề cao tr ong lĩnh vực mây tre đan của xã trực tiếp truyền đạt những kiến thức về nghề mây tre đan cơ bản và mây tre đan nâng cao, tới các mặt hàng thịnh hành và được ưa chuộng ở các khu vực và các nước Việt Nam xuất khẩu. Các học viên cũng được học lý thuyết và thực hành trực tiếp trên sản phẩm và được tạo việc làm tại chỗ.

Đây là khoá học rất bổ ích, tạo việc làm cho chị em, góp phần tăng nguồn thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống. Đồng thời, góp phần cùng với địa phương thực hiện tiêu chí giải quyết việc làm và giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia.

 

* Cũng trong sáng ngày 13/9/2022, Đoàn thanh niên và Hội LHPN xã Tô Hiệu tổ chức bế giảng lớp nâng cao tay nghề đục mộc và nâng cao tay nghề thêu máy CNC cho lao động xã Tô Hiệu năm 2022.

Tới dự có đồng chí Lê Đức Thọ- HUV, Bí thư huyện đoàn cùng các đồng chí phòng ban chuyên môn của huyện, đồng chí Ngô Văn Dương- HUV, Bí thư Đảng ủy xã và 70 học viên của lớp học đã về dự.

Trong thời gian 3 tháng, các học viên đã được các thợ giỏi trong xã truyền đạt kiến thức và những kỹ năng của nghề đục, mộc và nghề thêu để sản xuất ra được những sản phẩm mộc có mẫu mã đa dạng, đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Kết quả 100% học viên đã nắm bắt các kỹ thuật chuyên sâu; có trên 80% học viên sáng kiến tốt được thể hiện qua các sản phẩm. Góp phần nâng cao thu nhập của mỗi học viên sau khóa học đạt 8 đến 10 triệu đồng/tháng.

Thông qua lớp học, đã đào tạo ra những người thợ có tay nghề, nắm chắc các kiến thức, kỹ thuật về nghề đục, mộc và nghề thêu công nghiệp góp phần đưa nghề truyền thống trên địa bàn xã ngày càng phát triển.

 

Nguyễn Tiến, Hoài Thu,  Thanh Tân