Di tích lịch sử - làng nghề truyền thống

Chùa Từ Vân, xã Lê Lợi khai hội xuân Canh Tý 2020

Ngày 30/1/2020 (mồng 6 tháng giêng âm lịch) thôn Từ Vân, xã Lê Lợi đã tổ chức lễ hội truyền thống xuân Canh Tý 2020. Đây là lễ hội khai xuân đầu tiên diễn ra trong năm mới của huyện Thường Tín.

Khai mạc lễ hội Chùa Mui xã Tô Hiệu

Ngày 31/1/2020 (mồng 7, tháng giêng âm lịch), Xã Tô Hiệu đã tổ chức khai mạc lễ hội Chùa Mui truyền thống. Như đã thành thông lệ, lễ hội truyền thống cụm di tích Đình - Chùa Mui được tổ chức ngày 7 tháng Giêng Âm lịch. Không biết từ khi nào, lễ hội Chùa Mui đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân xã Tô Hiệu.

ĐÌNH BA LĂNG: Nơi lưu giữ giá trị truyền thống và văn hóa lịch sử

Đình Ba Lăng được tọa lạc trên khu đất rộng, cao ráo trong khu vực dân cư, phía trước là sân vận động. Di tích được xây dựng theo hướng Đông Nam gồm nhiều hạng mục công trình, mở đầu là Nghi môn trụ biểu, tiếp theo là khoảng sân đình nối đến thiêu hương – phương đình, kế tiếp là tòa Đại bái và trong cùng là Hậu cung, hai bên là dãy nhà tả hữu vu, tất cả các hạng mục được bố cục liên hoàn chặt chẽ trong khuôn viên có tường bao quanh bảo vệ di tích. Kiến trúc đình Ba Lăng nằm trong nghệ thuật...

Phiên dịch tư liệu sắc phong của cụ Nguyễn Nhân Cơ còn được lưu giữ tại quê hương Hồng Vân

Tư liệu Hán Nôm là những thư tịch, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho tàng văn hóa vô cùng phong phú của nước ta. Di sản văn hóa Hán Nôm đã trở thành một nhân tố quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa, nó là sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử và văn hóa dân tộc.

Đình Thụy Ứng

Đình Thụy Ứng là một công trình kiến trúc cổ mang tên của làng. Khi Bảo Đại lên ngôi vua, để tránh tên húy Vĩnh Thụy, trong vài chục năm làng phải đổi tên thành Tường Ứng. Sau cách mạng tháng 8/1945 lại gọi là Thụy Ứng. Hiện nay làng thuộc xã Hòa Bình, huyện Thường Tín.

Đền Văn Trai

Ngôi đền này mang tên của làng, gọi là đền Văn Trai, nay thuộc xã Văn Phú, huyện Thường Tín. Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, đi theo đường quốc lộ 1A, đến ga Thường Tín, rẽ tay phải vào đường 427, đi khoảng 2km là tới di tích.

Đình Vĩnh Lộc

Ngôi đình này mang tên của làng, gọi là đình Vĩnh Lộc. Thế kỷ XIX về trước gọi làng là Chương Lộc, đầu thế kỷ XX gọi là Vĩnh Lộc. Nay thuộc xã Thư Phú, huyện Thường Tín.

Chùa Văn Hội

Chùa Văn Hội được xây dựng về phía Tây của thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Chùa có tên chữ là “Hội Phúc tự”.

Chùa Văn Giáp

Tên thường gọi là chùa Pháp Vân thuộc thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Di tích được xây dựng ở phía Tây của làng và cạnh đường quốc lộ 1A.

Đình Thượng Cung

Thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín thời cổ có tên nôm là Kẻ Hống. Thời Lê, làng có tên là Hống Khánh, sau đổi là Thượng Cung. Ngôi đình mang tên của làng gọi là Đình Thượng Cung.

Đình Phú Mỹ

Ngôi đình này thuộc thôn Phú Mỹ, xã Thư Phú, huyện Thường Tín. Đình được xây dựng vào đầu thời Nguyễn – Gia Long cho chuyển một bộ phận dân cư Vĩnh Tuy (Hà Nội) về lập làng mới này và lập đình làng.

Chùa Ninh Xá

Chùa Ninh Xá thôn Ninh Xá, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín. Chùa có tên chữ là “Phổ Minh tự”. Làng Ninh Xá có tên nôm là làng Tè. Trước cách mạng tháng 8/1945 thuộc tổng Nam Phù, huyện Thanh Trì.

Đền Ninh Xá

Đền Ninh Xá được nhân dân địa phương và quanh vùng còn gọi theo tên nôm của làng là đền Tè, thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.

Đền An Lãng

Đền An Lãng thuộc thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín. Đây là nơi thời Liên Hoa công chúa thời Hùng Vương.

Đình Cống Xuyên

Đình Cống Xuyên thuộc làng Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín. Đầu thế kỷ XIX, làng có tên là Trương Xuyên, thuộc tổng Đông Cứu, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.

Đình, Chùa Đống Chanh – Di tích lịch sử văn hóa

Đình và Chùa Đống Chanh thuộc xã Minh Cường, huyện Thường Tín. Chùa Đống Chanh còn có tên chữ là “Duyên Khánh Tự” Cụm di tích đình và chùa đều được Bộ Văn hóa thông tin công nhận. Hai di tích liền kề nhau được xây dựng ở phía Tây – Nam của làng.

Đình Nghiêm Xá

Đình Nghiêm Xá mang tên của làng Nghiêm Xá, thuộc xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín. Làng Nghiêm Xá có tên nôm là Kẻ Ngườm, xưa thuộc tổng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.

Đình Hướng Dương

Đình Hướng Dương thuộc thôn Hướng Dương, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín. Theo những văn bản chữ Hán và cuốn thần phả lưu trong đình thì nơi đây thờ vị thần thành hoàng làng là “Uy linh Tây vực phù vịnh quốc minh mẫu đại vương” và “kiều cung đế mẫu công chúa Thủy Tinh thần tiên quốc vương” (Đại Vương Thánh Mẫu).

Chùa Khoái Cầu

Thôn Khoái Cầu, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín có ngôi chùa cổ mang tên của làng, gọi là chùa Khoái Cầu. Chùa còn có một tên chữ là “Tân Hưng tự”. Làng Khoái Cầu còn có một tên nôm là làng Khoai.

Đình Khoái Cầu

Đình Khoái Cầu thuộc thôn Khoái Cầu, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín. Làng này có tên nôm gọi là làng Khoai.